Thái Lan

Thái Lan thu hút du khách bởi những thắng cảnh tuyệt đẹp, chùa chiền nguy nga, tráng lệ, lễ hội truyền thống đặc sắc và vô số cơ hội shopping thỏa thuê.

Biển ở Thái Lan

Biển ở đây nước xanh như ngọc, bãi cát trắng mịn tuyệt đẹp, khung cảnh yên bình, không khí trong lành và nắng ấm chan hòa quanh năm.

Đất nước Thái Lan

Nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi trong khu vực, nền văn hóa Thái Lan đã phát triển từ rất sớm, kế thừa và pha trộn, ảnh hưởng nhiều nét độc đáo của các dân tộc láng giềng tạo nên một Thái Lan với những bản sắc văn hóa rất riêng.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Mì lên men kanom jeen Thái Lan

Thái Lan vốn nổi tiếng với phong cách ẩm thực vô cùng độc đáo và cuốn hút, là một trong những điểm mạnh giúp Thái Lan thu hút một lượng lớn khách du lịch Thái Lan hàng năm. 
Món mì lên men cũng không nằm ngoài phong cách đó, rất độc, lạ và ngon tuyệt vời. Đây là món chính trong bữa ăn sáng hoặc ăn chiều của người Thái Lan.

Mì lên men kanom jeen hay còn gọi là spaghetti lạnh của Thái. Nguyên liệu chính để làm món này chính là mì được làm từ gạo đã lên men nên có mùi vị rất đặc biệt. Và đặc biệt phần hấp dẫn của món ăn phải kể đến nước sốt. Nước sốt của mì lên men được chế biến từ hỗn hợp cà ri, nước cốt dừa, nước mắm, đường và cá. Đặc biệt cá phải được ninh chín, gỡ xương và đâm nhỏ, trộn với cà ri, sau đó lại tiếp tục ninh nhừ.

Hầu như khách du lịch Thái Lan nào thưởng thức món mì kanom jeen cũng đều cảm nhận được hương vị độc đáo, lạ miệng của nó. Và họ ví nó như món mì Spaghetti của ý trứ danh. Để làm được món mì này đòi hỏi người đầu bếp phải thật tinh tế và có kinh nghiệm lâu năm.

Ở các gia đình người ta thường mua mì lên men đã đóng gói, đem trụng nước sôi, cuộn lại và ráo nước để làm nên món kanom jeen. Nhưng ở các nhà hàng thì kanom jeen được làm thủ công, họ sử dụng nguyên liệu mì lên men tự nhiên do chính tay đầu bếp làm.

Nếu du khách tham gia tour du lịch Thái Lan, thì hãy tìm và nếm thử món mì lên men này du khách sẽ có thể cảm nhận đầy đủ những hương vị tuyệt vời của món ăn và cảm nhận những nét đặc sắc của ẩm thực Thái
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Thưởng thức món Tom Yum Goong của Thái Lan

Là một trong những quốc gia có nền ẩm thực phong phú và đa dạng bậc nhất thế giới, người ta luôn nhắc đến Thái Lan như một cái tên ngon cho bất kì món ăn nào. Từ cao sang trên các mâm tiệc của nhà hàng cao cấp cho đến những quầy ăn lề đường hay các quán cốc nhỏ bình dân. Hãy cùng du lịch Thái Lan từ Hà Nội tìm hiểu món ăn đặc trưng của Thái Lan Tom Yum Goong.

Nét đặc trưng trong ẩm thực người phương Đông nằm trong những món canh. Ở phương Tây, người ta xem súp là một món ăn riêng biệt, không cần phải có thức ăn kèm. Nhưng ở phương Đông, những tô canh nóng để giữa mâm cơm luôn được xem là linh hồn của bữa ăn, hương vị của món canh sẽ quyết định lên hương vị của các món khô còn lại.

Nhắc đến ẩm thực Thái Lan là nhắc đến những món ăn có hương vị cay nồng. Ngoài nguyên liệu chính là tôm, Tom Yum Goong sử dụng như nguyên liệu phụ đơn giản như sốt chua, nấm rơm, lá chanh, ngò và các loại gia vị tạo nên vị chua chua của sốt, vị cay cay của ớt, sả và vị ngọt của tôm cùng nước dùng để lại cho thực khách một cảm giác khó quên.

Tuy thành phần nguyên liệu và gia vị kiến tạo nên món ăn khá cầu kỳ nhưng quy trình chế biến tom yum thường rất đơn giản và thực hiện rất nhanh. Cách nấu tom yum đơn giản nhất là bật bếp, đặt một nồi nước vừa đủ ăn (nước ninh vỏ tôm, xương lợn, xương gà, hay đơn giản chỉ là nước lã gia giảm mắm và hạt nêm). Cho sả cắt khúc, riềng thái lát, lá chanh Thái, củ hành khô nướng sơ, ớt, mắm muối đường, bột/súp gia vị lẩu Thái, nước cốt dừa cho vừa miệng v.v. Đun sôi nước lên thì cho tôm (hay thịt gà) đun tiếp cho thực phẩm chín mềm. Thả các loại nấm vào đun sôi trở lại. Tắt bếp vắt nước cốt chanh cho vừa vặn nổi vị chua cay mặn ngọt. Bắc nồi xuống múc ra bát, trang trí bằng vài lá chanh Thái non hoặc lá ngò gai, lá húng quế, dùng nóng với cơm trắng hoặc bún

Có hai loại canh tôm Tom Yum Goong là canh nước trong và canh Tom Yum Goong nước đặc.

Bí kíp để Tom Yum Goong đặc của người Thái Lan là thêm sữa hoặc nước cốt dừa. Bí kíp này vừa giúp giảm vị cay ơi là cay, mà còn cũng thể hiện được cái hồn Á Đông bởi cái vị beo béo thơm thơm. Cái tên “Tom Yum” bao gồm “tom” là nấu sôi+ “yum” là một loại gỏi chua cay của Lào và Thái Lan.

Khi bày ra bát, Tom Yum Goong luôn được rắc lên một ít lá ngò tươi xắt nhuyễn. Lá ngò không chỉ tăng thêm hương vị tươi mà còn đóng vai trò như một sự cân bằng màu sắc, để món ăn được hoàn thiện cả về hương vị lẫn hình thức. Người phương Tây “hâm mộ” Tom Yum Goong vì hương vị chua cay khó quên của nó, gói gọn tất cả hương vị của nền ẩm thực Thái Lan chỉ trong một muỗng húp.

Người Thái chỉ ăn Tom Yum Goong như một món canh ngon bổ giống như người Hồng Kông, Trung Quốc hay dùng món canh gà tráng miệng. Nếu có dịp đi du lịch Thái Lan du khách nên thưởng thức món ăn Tom Yum Goong của Thái Lan để có thể cảm nhận sâu sắc nét đặc trưng của ẩm thực Thái Lan.

Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Chùa phật Ngọc ở Bangkok Thái Lan

Ở Thái Lan có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng và chùa Phật Ngọc cũng là một trong những ngôi chùa thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến than quan du lịch Thái Lan.

Chùa Phật Ngọc nằm tại thủ đô Bangkok Thái Lan, là ngôi chùa lớn nhất tại thủ đô Thái Lan. Vì trong chùa có tượng phật làm bằng ngọc nên gọi là chùa Phật Ngọc. 

Chùa nằm ở bên trong khuôn viên Hoàng Cung Thái Lan, Chùa Phật Ngọc là một điểm nhấn rất quan trọng góp phần làm cho bức tranh Hoàng Cung Thái Lan thêm rực rỡ. 

Việc xây dựng Chùa Phật Ngọc bắt đầu khi vua Rama I dời kinh đô đến Bangkok vào năm 1785, Chùa Ngọc Phật như một đại diện tiêu biểu và có tầm quan trọng bậc nhất trong các ngôi chùa của Thái Lan. Toàn bộ kiến trúc của chùa Ngọc Phật rất to lớn, hùng vĩ. 

Kiến trúc và nghệ thuật của ngôi chùa Phật Ngọc được ngợi khen là đỉnh cao về mặt hội họa, điêu khắc, kiến trúc của Phật giáo Thái Lan. Trong chùa, chóp đỉnh quan trọng đều trang trí theo kiểu đỉnh nhọn, điểm này đã trở thành nét đặc sắc thứ nhất về mặt kiến trúc tự viện Thái Lan. Mỗi đỉnh nhọn đều có sứ màu và dát vàng lóng lánh. Những kiến trúc đỉnh nhọn khiến du khách chú ý là Kim Tháp, Tàng Kinh Điện và Tiên Vương Điện. 

Nét đặc sắc thứ hai của tự viện là trang trí rất cầu kỳ, hoa lệ với nhiều màu xanh vàng rực rỡ. Điểm đặc sắc thứ ba của ngôi tự viện này có bốn mặt được bao bọc bởi hành lang bích họa dài 1 km, gồm 178 bức tranh màu sắc tươi đẹp, họa vẽ tinh xảo, lấy sử thi “Ramayaṇa” từ văn học cổ điển Ấn Độ làm đề tài. 

Kiến trúc chính của chùa là Bảo Phật Điện, ở chính giữa phụng thờ tượng Phật Ngọc đây là bức tượng bằng ngọc xanh nguyên khối lâu đời nhất, nổi tiếng nhất của các tượng phật trên thế giới. 

Tượng phật cao 66cm rộng 48cm đặt trên đài thành phật đúc bằng vàng cao 11m. Người ta tin rằng tượng phật ngọc mang đến nhiều may mắn, cùng mọi sự phát đạt cho đất nước. Là một bảo quốc của Thái Lan nên tượng phật ngọc rất được coi trọng. Trên tượng phật ngọc khoác áo tơ vàng. Mỗi năm có 3 lần nhà vua chủ trì việc thay đổi chiếc áo khoác bên ngoài tượng. Mùa nắng đổi kim y bảo thạch viền màu đỏ; mùa mưa đan kim y bảo thạch màu lam, còn mùa lạnh thì kim y thuần chất vàng. Vàng ngọc phối hợp với nhau tạo màu sắc lấp lánh, sáng rực rỡ. 

Toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa Phật ngọc này rất to lớn và hùng vĩ. Những ngọn tháp cao vời vợi, dãy hành lang dài hun hút bằng vàng ngọc lấp lánh, những nét nổi bậc của những ngôi chùa trên đất Thái hầu như đều được tập trung vào chùa Phật ngọc.

Hãy tham gia tour du lịch Bangkok đến với thủ đô của Thái Lan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng, thưởng thức những món ăn ngon, đi mua sắm và tham quan ngôi chùa lớn nhất tại Bangkok chùa Phật Ngọc.
Nguồn: Tổng hợp


Đặc sản dừa Thái Lan

Thái Lan không chỉ thu hút khách du lịch không chỉ những địa điểm du lịch nổi tiếng, những công trình phật giáo nguy nga mà còn thu hút khách du lịch bởi nền ẩm thực nơi đây.

Dừa là một loại hoa quả phổ biến ở Thái Lan, không chỉ ăn mà còn được chế biến trong những món ăn như bánh dừa, dừa nước,....  

Bánh dừa là món ăn làm từ bột mì và nước cốt dừa nướng trên các khay tròn nhỏ. Trên mặt bánh rắc một chút hẹ tây hoặc ngô ngọt cho thêm phần đẹp mắt và làm trung hòa độ ngọt béo của nước cốt dừa. Chắc chắn du khách sẽ bị thu hút bởi mùi thơm ngào ngạt từ những chiếc bánh nhỏ xinh này. Món bánh dừa được bán trên các xe đẩy ở các con hẻm hay chợ trời Thái Lan.

Dừa nướng hay còn gọi là dừa xiêm đơn giản là đem quả dừa tươi nướng trên bếp lửa khiến cho nước dừa ngọt đậm đà và rất thơm. Tuy nhiên phần cùi dừa chín tái sẽ mềm và ăn không ngon như dừa tươi.

Dừa Thái Lan thì không có điểm nào để chê cả. Đặc biệt là dừa dứa, một loại dừa đặc trưng của xứ chùa vàng. Dừa dứa cũng giống như những quả dừa tươi bình thường khác, nhưng điểm nhấn của nó chính là nước dừa thơm mùi dứa tự nhiên mặc dù không thêm thành phần hóa học nào khác.

Người ta thích uống dừa dứa ướp lạnh hơn vì nó giải khát rất tốt. Quả dừa được vùi sâu trong thùng đá hàng giờ liền sẽ mang lại cho bạn cảm giác 'phê', xua tan cơn khát ngay lập tức. Một quả dừa dứa có giá khoảng 25 baht (tương đương 20.000 đồng), tuy nhiên nếu mua khoảng 5 quả, bạn sẽ được giảm giá xuống còn 20 baht/quả (14.000 đồng)

Ở khắp nơi trên đất Thái Lan bán nước dừa, du khách có thể thưởng thức trái dừa tươi mát lạnh để xua đi cái nắng nóng như đổ lửa tại Thái Lan.
Nguồn: Tổng hợp

Văn hóa của người Thái Lan

Thái Lan là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đông Nam Á, với những địa điểm du lịch nổi tiếng, những món ăn ngon và nơi đây cũng là một thiên đường mua sắm lớn. Người Thái rất chú trọng về văn hóa giao tiếp, do vậy nếu đi du lịch Thái Lan du khách cần phải chú ý những hành động của mình.

Người Thái Lan luôn chào theo kiểu 2 tay chắp trước ngực, đầu hơi cúi xuống. Nơi đây họ rất chú trọng đến lễ nghi và tôn trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

Người Thái Lan rất mến khách, họ sùng bái đạo phật và rất tôm kính hoàng gia.

Đối với người Thái, đầu là nơi thiêng liêng, vì vậy họ rất kiêng chạm vào đầu. Bạn không nên chạm vào đầu họ hay xoa đầu trẻ con (nếu ở Việt Nam thì hành động này lại chứng tỏ bạn yêu quý đứa trẻ đó). Không nên tỳ cánh tay lên lưng ghế đang ngồi, vỗ vai, lưng hay chỉ vào người khác vì họ cho rằng đó là cử chỉ xúc phạm.

Khi bước chân vào nhà phải bỏ dép ra. Tuy nhiên, nếu được mời đến một bữa tiệc thì bạn nên quan sát chủ nhà có mang giày hay không, nếu không thì bạn mới bỏ giày ra. Bạn nên chú ý tránh dẫm lên ngưỡng cửa vì người Thái quan niệm thần linh ngự trị ngay ngưỡng cửa.

Khi được chủ nhà mời dùng bữa, lúc ăn xong, bạn nên chừa lại một ít thức ăn (trừ gạo) trên dĩa của mình. Nếu bạn ăn sạch, chủ nhà sẽ nghỉ là bạn còn đói và sẽ mời bạn ăn tiếp.

Người Thái cho rằng số 6 không tốt nên cần phải tránh. Họ thích số 9 hơn vì phát âm số 9 trong tiếng Thái trùng với âm của chữ “phát triển, tiến bộ”.

Không bao giờ mang giày dép vào bên trong những nơi có hình ảnh Đức Phật. Nếu là phụ nữ, bạn không nên chạm vào người nhà sư. Nếu phụ nữ muốn đưa vật gì đó cho nhà sư, họ phải đưa thông qua một người đàn ông trước.

Nguồn: Tổng hợp