Thái Lan

Thái Lan thu hút du khách bởi những thắng cảnh tuyệt đẹp, chùa chiền nguy nga, tráng lệ, lễ hội truyền thống đặc sắc và vô số cơ hội shopping thỏa thuê.

Biển ở Thái Lan

Biển ở đây nước xanh như ngọc, bãi cát trắng mịn tuyệt đẹp, khung cảnh yên bình, không khí trong lành và nắng ấm chan hòa quanh năm.

Đất nước Thái Lan

Nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi trong khu vực, nền văn hóa Thái Lan đã phát triển từ rất sớm, kế thừa và pha trộn, ảnh hưởng nhiều nét độc đáo của các dân tộc láng giềng tạo nên một Thái Lan với những bản sắc văn hóa rất riêng.

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Những món xôi nổi tiếng ở Thái Lan


Thái Lan không chỉ nổi tiếng bởi các món mặn với hương vị cay xè nóng hổi đặc trưng, ẩm thực Thái Lan còn sở hữu mảng đồ ngọt vô cùng đặc sắc. Những món xôi này đã góp phần làm cho mảng ẩm thực ngọt củaThái Lan thêm phong phú!

Món xôi rất giản dị, không cầu kỳ nhưng luôn mang lại sự tròn vị và sự hài lòng cho thực khách. Đây chính là một trong những món ăn đặc trưng ẩm thực Thái Lan, được cả người dân trong nước và khách du lịch khắp nơi trên thế giới ưa thích khi đi du lịch tại Thái Lan. 

Xôi mít

Nếu như xôi xoài là món xôi đặc trưng nhất của Thái, xôi sầu riêng cũng là món xôi ngọt ngào nhất của Thái, thì Xôi mít ắt hẳn được xếp vào vị trí món xôi ngộ nghĩnh và đáng yêu nhất tại Thái Lan. Gạo nếp thơm được đồ cùng cốt dừa – giống như những loại xôi khác – song xôi được bỏ vào từng múi mít đã bỏ hạt, thêm chút mè đen hoặc vừng, đậu phộng… để trang trí, trông vô cùng vui nhộn và bắt mắt. Vị xôi béo và ngọt nhẹ nhàng, thoang thoảng mùi thơm từ lớp mít chín cây bao bọc bên ngoài mang lại hương vị khó cưỡng cho thực khách.

Xôi lá chuối

Xôi lá chuối còn có tên gọi là Khao Tom Mad hoặc Khao Tom Mat. Đây là món xôi được chế biến cầu kì, cẩn thận, hương vị vì thế cũng rất tinh tế. Lá chuối phải chọn lá non, xanh bóng, bản rộng. Nếp cùng chuối chín, đậu đen đặt cẩn thận vào giữa lá, gói lại cho khéo và đem đi nấu. Người ta thường ví von Khao Tom Mad như “bánh chưng ngọt” vì cách chế biến này. Khác với các loại xôi trên, hầu như chỉ có một nguyên liệu trái cây làm điểm nhấn, thì xôi lá chuối là sự kết hợp hài hòa giữa rất nhiều hương vị thơm ngon khác nhau.

Xôi xoài

Có thể xem xôi xoài là sự hội tụ đầy đủ những màu sắc, hương vị đặc trưng của ẩm thực Thái Lan. Món tráng miệng này thơm ngon khó cưỡng nhờ phần xôi béo ngậy, ăn kèm từng lát xoài Thái Lan ngọt mát thơm lừng. Vị béo của xôi được tạo ra nhờ nước dừa và đậu đen, hai nguyên liệu này được đồ chung cùng với gạo nếp, khi dọn ra ăn thì bỏ xác đậu đen đi, thêm xoài và nước dừa nếu thích ăn ngọt.

Xôi sầu riêng

Về cơ bản xôi sầu riêng cũng có cách nấu giống như xôi xoài, nhưng thay vì đồ xôi cùng nước dừa và đậu đen, Xôi sầu riêng được đồ cùng nước dừa và cơm sầu riêng. Đây là món xôi béo ngậy và ngọt ngào nhất của Thái Lan. Cũng nhờ nguyên liệu sầu riêng mà món xôi này có hương thơm cực kì hấp dẫn, kết hợp cùng chiếc áo vàng ươm và vị ngon 
ngọt khó quên, đây cũng là món xôi không thể không thử khi đến thăm xứ sở Chùa Vàng.

Những món xôi ngọt góp phần xây dựng một nền ẩm thực Thái Lan thêm phong phú và đa dạng. Nếu có dịp đến với Thái Lan, các bạn hãy tìm và nếm thử những món xôi này các bạn sẽ không thể nào quên được mùi vị của những món xôi tại Thái Lan.



Nguồn: Tổng hợp


Thưởng thức Xôi xoài Thái Lan

Ẩm thực Thái Lan có thể nói là một sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống. Và xôi xoài là một món ăn đầy mới lạ, thơm ngon và tinh tế vô cùng. Có thể coi nó là một điểm nhấn, một nét đẹp trong ẩm thực của xứ chùa Vàng.

Những hạt xôi căng bóng và trong suốt, những quả xoài vàng ruộm mập mạp và thơm ngon, nước cốt dừa thơm ngọt…tất cả đã tạo lên một món ăn thơm ngon mang tên Xôi xoài – Món ngon bình dân Thái Lan. 

Sở dĩ có Xôi xoài – Món ngon bình dân Thái Lan khoái khẩu này cũng là vì Thái Lan là 1 trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và cũng vì đất nước Thái Lan là một nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới quanh năm nắng nóng nên hoa quả nơi đây rất đa dạng và thơm ngon đặc biệt. Xoài Thái Lan rất nổi tiếng và cũng là một mặt hàng xuất khẩu tại Thái Lan.

Từng miếng xoài ngọt lịm, ăn kèm với xôi trắng béo ngậy mùi nước cốt dừa và vị thơm của vừng rang vàng cho bạn một món tráng miệng kiểu Thái rất ngon. 

Những cửa hàng bán Xôi Xoài thường rất nhỏ bởi thực khách không ngồi ăn tại cửa hàng mà thường mua mỗi người một gói và vừa đi vừa thưởng thức. Xoài chỉ cắt 02 miếng to ở thân, Xôi thì nóng hổi và thơm phức, nước Cốt dừa đặc sánh óng ánh được rưới lên trên xôi….Ngồi viết bài này mà cảm giác thèm được ăn Xôi xoài – Món ngon bình dân Thái Lan này làm tối chảy cả nước miếng….

Xôi xoài là sự hội tụ đầy đủ những màu sắc, hương vị đặc trưng của ẩm thực Thái Lan. Món tráng miệng này thơm ngon khó cưỡng nhờ phần xôi béo ngậy, ăn kèm từng lát xoài Thái Lan ngọt mát thơm lừng. Vị béo của xôi được tạo ra nhờ nước dừa và đậu đen, hai nguyên liệu này được đồ chung cùng với gạo nếp, khi dọn ra ăn thì bỏ xác đậu đen đi, thêm xoài và nước dừa nếu thích ăn ngọt.

Món xôi xoài mềm thơm và đẹp mắt này chắc chắn sẽ khiến du khách mê mẩn khi đến với đất nước Thái Lan xinh đẹp này. Du lịch Thái Lan cùng D&T Travel sẽ đưa các bạn đi khám phá những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và nếm thử ẩm thực Thái Lan sẽ mang lại cho các bạn những trải nghiệm khó quên.


Nguồn: Tổng hợp

Lễ hội té nước ở Thái Lan

Ở Thái Lan có rất nhiều lễ hội độc đáo, nhưng lễ hội nổi tiếng nhất ở Thái Lan đó là lễ hội té nước. Thái Lan có lẽ là nơi có Lễ té nước nhộn nhịp và sôi động nhất khi người dân và khách du lịch quốc tế vui vẻ té nước vào nhau bằng bất cứ vật dụng đựng nước nào từ xô chậu, nồi, chén hay sử dụng súng phun nước thâm chí là ném bóng nước.

Lễ Hội té Nước (Lễ Hội Songkran ở Thái Lan), tết của người Thái diễn ra từ 13/4 – 15/4 (3 ngày), đây là một lễ hội lớn trong năm với nhiều hoạt động trải rộng ở khắp đất nước. Nếu như Việt Nam có tết cổ truyền âm lịch thì người Thái có lễ tết Songkran. Điểm dễ thấy ở các buổi lễ hội này là bạn sẽ bị Té nước, bắn súng phun nước vào người, hành động này nhằm tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài thông tin hữu ích về lễ hội này

Lễ hội té nước có nguồn gốc chung từ lễ hội Sankranti của người Hindu tuy nhiên ở 3 quốc gia Thái – Cam – Lào, ngày Tết này lại có những cái tên khác nhau. Ngoài tục té nước với ý nghĩa gột rửa những điều chưa tốt trong năm cũ, đón nhận sự tươi tắn và may mắn trong năm mới, lễ hội Songkran còn đi kèm với truyền thống đi thăm hỏi người cao tuổi, đến chùa lễ Phật…

Tết Songkran diễn ra trong 3 ngày: 

- Wan Sungkharn Long, ngày này mọi người dành nhiều thời gian để dọn dẹp nhà cửa, rũ bỏ những cái cũ và chờ đón những điều tốt đẹp trong năm mới.

- Wan Nao là ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới. Wan Nao tương tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam.

- Wan Payawan là ngày đầu tiên của năm mới, và cũng là ngày Đản sinh của Đức Phật 15/4. Vào ngày này Lễ tắm Phật được tổ chức tại tất cả các ngôi chùa với sự tham gia của đông đảo phật tử. Mọi phật tử, và du khách đến thăm chùa đều có thể tiến hành nghi lễ trên. Sau lễ tắm Phật, người dân hào hứng chào mừng năm mới bằng lễ hội té nước truyền thống. Ở nhiều nơi họ còn rắc bột vào nhau, với mong muốn tẩy rửa những tội lỗi trong năm cũ. Do vậy lễ hội Songkran còn được gọi với cái tên Lễ Hội té Nước.

Lễ hội té nước Songkran được tổ chức ở khắp nơi trên đất Thái Lan. Với du khách đi du lịch thì bạn cũng không cần phải đi đâu xa, tại các điểm trung tâm lớn, các khu du lịch lớn của Thái Lan đều có hoạt động này. Tuy nhiên mỗi vùng miền lại có cách tổ chức, hoạt động khác nhau. Sôi nổi nhất và vui nhất là ở Bangkok, ở Chiang Mai thì lại được tổ chức theo mầu sắc truyền thống bởi đây là mảnh đất của lịch sử còn giữ nhiều nét truyền thống cổ kính. 

Nếu đến Thái Lan vào dịp này, bạn nên thưởng thức mâm cơm ngày Tết của người Thái, với một số món truyền thống được ưa chuộng như Tom Yam (canh chua), Kang Phed, kang hangle (súp cay), kai yang (gà nướng)… Đây là cơ hội để bạn thưởng thức những món ăn đặc trưng và khám phá nền văn hóa ẩm thực Thái. Tết Songkran là cơ hội để du khách quốc tế tham gia, tìm hiểu một nét đặc sắc trong nền văn hóa của xứ sở chùa vàng.


Nguồn: Tổng hợp

Lễ hội truyền thống ở Thái Lan

Thái Lan là thiên đường du lịch tại  Đông Nam á, nơi thu hút hàng triệu lượt khách du lịch Thái Lan mỗi năm. Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những địa điểm du lịch nổi tiếng, những hòn đảo xanh tuyệt đẹp, những món ăn hấp dẫn mà Thái Lan còn hút hồn du khách bởi nhiều lễ hội truyền thống đầy náo nhiệt đầy màu sắc diễn ra xuyên suốt trong năm.

1. Lễ hội Loy Krathong

Loy Krathong (lễ hội hoa đăng) là lễ hội truyền thống lãng mạn nhất thế giới với ánh sáng lung linh, huyền ảo của hàng vạn cây nến thơm và đèn trời tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.

Đến với Thái Lan đúng dịp lễ hội Songkran tháng Tư hàng năm, du khách có thể thấy khung cảnh người Thái đổ ra đường té nước lấy may thì vào tháng 11, dễ dàng bắt gặp những hình ảnh lãng mạn của các cặp tình nhân trong lễ hội hoa đăng Loy Krathong. Lễ hội hoa đăng là ngày lễ có nhiều ý nghĩa và chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại của người Thái, được tổ chức vào đêm 15 tháng 12 theo lịch Thái.

Loy Krathong là lễ hội truyền thống đã có lịch sử hơn 700 năm với ý nghĩa để tỏ lòng tôn kính đối với thần Nước và cầu xin thần Nước tha thứ cho những hành động của con người trong cuộc sống khi làm ô nhiễm nguồn nước của người.

Khi màn đêm vừa buông xuống cũng là thời điểm đẹp nhất để lễ hội Loy Krathong bắt đầu. Những đôi nam thanh nữ tú và các cặp vợ chồng dắt tay con cái tay cầm những chiếc Krathong đi chơi hội.

Ở giữa mỗi chiếc Krathong là một cây nến thơm, hoa tươi và vải đủ màu sắc. Sau khi thắp đèn xong, ai nấy đều nhắm mắt lại, miệng cầu khấn cho gia đình, người thân được bình an, hạnh phúc. Ngoài ra, cũng có nhiều đôi nam nữ rủ nhau đi thả đèn để cầu cho tình yêu bền chặt, sớm nên duyên vợ chồng.

Một số nơi như ở Chiang Mai, ngày lễ này còn có cả màn thả những chiếc đèn trời khổng lồ nhìn bầu trời có những điểm sáng trong màn đêm đem đến cho du khách trải nghiệm thú vị.

2. Lễ hội Songkran

Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran. Ngày Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4 để đón năm mới. Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới.

Vào sáng sớm buổi lễ, theo truyền thống người Thái mang hoa tươi và đồ lễ thực phẩm lên chùa nghe giảng kinh, xếp hàng theo thứ tự chờ nhà sư cầm cành cây vẩy nước làm phép với ý nghĩa chúc phúc, may mắn cho mọi người. Sau đó họ sẽ đắp nhiều bảo tháp bằng cát trong chùa, cắm cờ lễ và hoa tươi lên đó chào mừng sự kiện này. Thế rồi tất cả đổ ra đường phố chính, dùng tất cả: máy bơm nước, xô, chậu, đặc biệt là súng nước để múc, té, phun nước vào nhau.

Theo người Thái quan niệm thì ai được té nhiều nước vào người thì đen đủi sẽ qua, phát tài cả năm, vì thế ai cũng ra sức với màn té vui nhộn. Cho dù có khác màu da, không hiểu giọng nói nhưng qua đây mọi người dường như gắn kết với nhau hơn, thể hiện tình bằng hữu, thân ái nồng nhiệt. Truyền thuyết kể lại, Lễ hội té nước là mối nhân duyên tốt lành nhất của khá nhiều người nên cho dù ở xa đến mấy thì những người con xa xứ đều tìm về dự hội.

Ngoài việc té nước, trong thời gian diễn ra lễ hội còn có rất nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống của Thái Lan và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Lễ hội Songkran là điển hình cho mô hình lễ hội truyền thống Thái Lan, giúp đất nước này trở thành nơi nghỉ dưỡng và du lịch.

3. Lễ hội Hoàng Gia

Lễ hội Hoàng Gia có nhiều ngày lễ quan trọng, điển hình trong năm có 2 ngày lễ lớn: đó là ngày sinh nhật Hoàng hậu và ngày sinh nhật Nhà Vua. Vào những ngày này, các trường học và các cơ quan nhà nước được trang hoàng cẩn thận, các khu vực xung quanh Hoàng cung ở Bangkok được thắp đèn rực rỡ, kèm theo là bắn pháo bông. Người Thái cũng tôn kính những công lao của vua Chulalongkorn được tri ân vào ngày hôm sau, khi ngày Chakri, tức là ngày thành lập của triều đại hiện nay, và ngày Đăng quang, tức là ngày vua Bhumibol Adulyadej lên ngai vàng. Người dân đến đặt vòng hoa trước tượng của ngài. Hai hôm trước ngày sinh nhật của nhà vua, đội cận vệ hoàng gia mặc trang phục rực rỡ diễu binh bên cạnh cung điện hoàng gia để tuyên lại lời thề trung thành của họ đối với đất nước.

Trước đây, đích thân nhà vua sẽ cử hành nghi lễ thượng điền, một nghi lễ được cử hành vào tháng 4 hàng năm để bắt đầu cho mùa gieo cấy. Những từ triều đại của vua Mongkut, nhà vua chỉ có mặt tại buổi lễ, còn người đại diện của ngài, thường là bộ trưởng Nông nghiệp, sẽ cày ba đường cày tượng trưng. Sau đó người ta đọc vài lời tiên đoán và giải đoán theo nhiều cách khác nhau cho nhà vua nghe.

4. Lễ hội ăn chay

Đây là một trong những lễ hội độc nhất của người Thái được bắt đầu vào ngày mồng 1 tháng 9 âm lịch hằng năm. Trong 10 ngày diễn ra lễ hội, những đồ ăn sau đây bị cấm: thịt, trứng hay các thứ hành hẹ.

Ở Bangkok, Lễ hội Ăn Chay được cảm nhận rõ nhất là ở Yaowarat hay Chinatown – khu phố đặc trưng của người Hoa. Các biểu ngữ lớn và vô số cờ trang trí màu vàng rực có chữ 齋màu đỏ (mang ý nghĩa là chay tịnh) thật lớn ở giữa dễ gây sự chú ý được treo dọc đường đi nơi có nhiều hàng quán bán thức ăn hay ngay trước các nhà hàng. Những người bán thức ăn dọc những con đường có treo cờ đều chỉ bán thức ăn chay và các nhà hàng cũng phải điều chỉnh cách thức để chế biến các món ăn không có thịt.

5. Lễ hội Khao Phansa

Lễ hội Khao Phansa Với hơn 90% dân số theo đạo Phật, Phật giáo chiếm vai trò rất quan trọng trong đời sống và tín ngưỡng của người dân Thái. Lễ Khao Phansa là một lễ hội Phật giáo lớn được tổ chức vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tử, bắt đầu 3 tháng tịnh tu, không được rời khỏi chùa của các tăng sĩ ở Thái. Trong dịp này nhiều thanh thiếu niên Thái cũng xuống tóc tu hành để báo hiếu và tích phước cho bố mẹ, đây là truyền thống khá phổ biến với dân Thái. Những nam giới ở Thái từ bình dân bá tánh đến công hầu khanh tước đều trải qua một giai đoạn tu hành. Đây là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư.

Ở Thái Lan có rất nhiều lễ hội và mỗi lễ hội lại mang những sắc thái riêng, hãy đến với đất nước xinh đẹp này để có thể tham gia những lễ hội đặc sắc tại nơi đây .
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Những địa điểm mua sắm tại Bangkok

Thái Lan là một đất nước thu hút khách du lịch không chỉ về địa danh du lịch nổi tiếng mà nơi đây còn là thiên đường mua sắm với rất nhiều mặt hàng được bày bán khắp mọi nơi với giá rất rẻ.

1. Chợ nổi Taling Chan

Bangkok được mệnh danh là “Venice phương Đông” nên chợ nổi cũng là một trong những điểm hấp dẫn của thành phố này, nổi bật là chợ Taling Chan. Nằm ở phía tây Bangkok, khu chợ hấp dẫn du khách với món cá nướng, cua hấp ngay trên thuyền. Taling Chan đã xuất hiện ở Thái Lan từ nhiều thế kỷ trước. Những người bán hàng, thương nhân thường họp từ 9h-16h, bán các món ăn truyền thống của Thái Lan, món tráng miệng và trái cây trên chính chiếc thuyền của họ.

2. Trung tâm thương mại Central World

Là trung tâm mua sắm lớn nhất ở khu thương mại Bangkok, đây như một mê cung của các cửa hàng, nhà hàng và điểm giải trí gồm có rạp chiếu phim, sân trượt patin và cửa hàng Thái miễn thuế. Nhìn từ bên ngoài, Central World trông giống như một khối hình hộp chữ nhật lớn. Tòa nhà không phải là sự kết hợp của một vẻ đẹp hay kiến trúc phức tạp, nhưng kiểu cách cấu trúc xây dựng rất bắt mắt. Ở phía trước của Central World, có một quảng trường hình chữ nhật rộng lớn. Vào buổi tối, các đám đông lớn thường tập hợp tại đây để hóng mát, thưởng thức thức uống ở các quầy bar mở.

3. Chợ Chatuchak

Chatuchak trong tiếng Thái nghĩa là Chợ cuối tuần. Là chợ lớn nhất của thế giới, nó rộng tới 1,13 km² và có thể sắp xếp 15.000 quầy, đón từ 200.000 đến 300.000 lượt khách mỗi ngày. Chợ Chatuchak kề bên ga tàu điện ngầm Kamphaengphet của Bangkok, mất khoảng 5 phút đi bộ từ ga Mo Chit và công viên Chatuchak. Chợ này có nhiều đặc điểm giống chợ đêm Đồng Xuân của Hà Nội nhưng chỉ họp vào cuối tuần, những gian hàng được thiết kế di động ngoài trời.

Ở đây có đủ các loại hàng hóa, từ rắn sống, gà sống, hoa cỏ, cây cối, trái cây tươi, đến các gian hàng thủ công mỹ nghệ, các đồ mỹ phẩm tiêu dùng, đồ điện tử… Đặc biệt, phong phú nhất ở đây chính là quần áo, giày dép và các loại hàng dệt may khác. Chợ có nhiều cách khuyến mại để hấp dẫn người mua như đại hạ giá xả hàng, mua chung hoặc tặng quà… Khách hàng có quyền ngắm thoải mái, mặc cả cũng tùy ý, người bán vẫn luôn giữ thái độ thân thiện.

4. Trung tâm mua sắm Siam Paragon

Siam Paragon – niềm tự hào Bangkok là khu mua sắm có diện tích lớn nhất (80.000m²), gian hàng shopping to nhất (2.000m²) Thái Lan. Siam Paragon nằm trên phố Sukhumvit tại quảng trường Siam BTS Skytrain, gần trung tâm Siam và các gian hàng mua sắm Siam Discuvery. Khu mua sắm này hội tụ vô số các thương hiệu cao cấp nhất như Chanel, Dolce & Gabbana, Escada, Gucci, Versace… Ngoài ra trung tâm còn có nhà hát Siam Opera 1.600 ghế.

5. Trung tâm MBK

Trung tâm MBK là một tòa nhà 8 tầng lớn, được coi là một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất Châu Á. Nơi đây có khoảng hơn 2000 cửa hàng và dich vụ, bao gồm 150 điểm ăn uống và nhiều phòng chiếu phim lớn. MBK vẫn tấp nập hơn cả so với những trung tâm mua sắm lớn ở Bangkok, phần vì tại đây hàng hóa phong phú, “thượng vàng”, “hạ cám” đều đa dạng. Bạn có thể tìm thấy các loại mặt hàng có thể mặc cả được ở đây bao gồm: quần áo, mỹ phẩm, đồ da, trang sức, đồ điện, IT, theatres, karaoke, máy chơi games… và một Department Store 4 tầng.

6. Trung tâm thời trang Platinum

Là một trung tâm mua sắm mới, Platinum mang đến cho khách hàng của mình những xu hướng thời trang với nhiều lựa chọn và mọi mức giá, phù hợp với đại đa số tầng lớp xã hội, tuổi tác… Platinum cung cấp các sản phẩm ở mức giá phải chăng, đặc biệt khi bạn mua nhiều (từ 3 sản phẩm). Có những cửa hàng cho phép bạn kết hợp nhiều sản phẩm với nhau, chứ không nhất thiết mua cùng một sản phẩm với số lượng nhiều. Giá mỗi mặt hàng ở đây thường rẻ hơn 30% so với thị trường bên ngoài.

7. Chợ Or Tor Kor

Nằm ngay gần khu chợ trời lừng danh Chatuchak mở cửa vào cuối tuần là chợ Or Tor Kor, nơi bán và nhập khẩu những rau, củ quả đặc sản của tất cả các nước Châu Á. Khách ghé qua chợ Or Tor Kor cũng có thể nếm hải sản như cá muối, đồ ngọt và những món ăn đường phố ngon tuyệt như thịt lợn chiên, bánh mì sữa trứng với dứa, và các món cà ri Thái. Mặt hàng được nhiều du khách mua nhất tại Or Tor Kor là gói cà ri và gia vị lẩu Thái. Chợ Or Tor Kor của Thái Lan được CNN Go xếp hạng tư trong số 10 khu chợ tươi sống nhất thế giới.

8. Trung tâm tin học Pantip Plaza

Đây là một siêu thị phức hợp với nhiều tầng, bán tất cả những gì liên quan đến tin học. Tại đây, bạn có thể tìm thấy những phần mềm với phiên bản mới nhất, chuột không dây, ổ CD-Rom… của tất cả các hãng nổi tiếng trên toàn thế giới hay ở Thái Lan, từ cao cấp đến bình dân với các thang giá rất đa dạng. Ngoài ra bạn còn có thể mua các đồ điện tử khác: camera, máy quay phim, laptop…

Hãy đến và tham quan thiên đường mua sắm tại Thái Lan để có thể lựa chọn những món đồ tốt với giá rẻ nhất cùng D&T Travel.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Thái Lan

 Mùa thu có khí hậu mát mẻ luôn là thời điểm du lịch thoải mái nhất và Thái Lan luôn là lựa hàng đầu cho những kỳ nghỉ dài. 

1. Khí hậu

Thời tiết ở Thái Lan tương đương Việt Nam. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau là thời kì du lịch ăn nhập nhất ở Thái Lan vì thời tiết ít mưa lại không nắng. Du lịch ở miền Nam đẹp nhất là từ tháng 3-5, miền Bắc từ tháng 11 - tháng 2. Khách du lịch đến Thái Lan đông nhất vào tháng 12 và tháng 8, ít đến tháng 5, 6, 9. thái lan 

 2. Quy định hải quan

Du khách khi đến trường bay quốc tế Bangkok phải viết vào tờ khai về lượng ngoại tệ mang theo, những người vi phạm bị bắt và sẽ bị khởi tố. Khi xuất nhập cảnh không được mang quá 50.000 Bạt (tiền Thái), không được mang những đồ vật đánh cắp khi nhập cảnh, kể cả những đồ vật được phép mang vào Thái Lan nhưng cũng phải có giới hạn. ngăn cấm mang theo ma túy hoặc các loại thuốc gây nghiện, văn hóa phẩm đồi trụy. Người nhập cảnh vào Thái Lan chỉ được phép mang 1 lít rượu, 200 điếu thuốc lá, 5 cuộn phim để chụp ảnh và ba cuộn băng ghi hình. Ngoài ra, hải quan Thái Lan còn quy định người nhập cảnh không được mang theo động thực vật quý hiếm. Hàng hóa Thái Lan rất phong phú, mua sắm cốt tử trong các siêu thị như Robinson, Pici ở Bangkok. Lưu ý các mặt hàng cùng chủng loại có tổng giá trị dưới 300 USD thì được miễn thuế (trị giá hàng hóa do hải quan Việt Nam quy định). Riêng các loại băng hình khi mang về sẽ bị tạm giữ để kiểm tra văn hóa. Đối với những du khách khi mang cổ vật là tượng Phật ra khỏi Thái Lan phải có giấy phép của ban quản lí nghệ thuật nhà nước Thái Lan. Trên đường chuyển hành lí vào trường bay có một trạm điện thoại miễn phí dùng để liên lạc nhanh với ban quản phi trường khi có cảnh huống bất trắc xảy ra.

3. liên lạc

Từ Bangkok đều có các đường bay đến các thành phố lớn của Thái Lan, giao thông ở đây chất lượng không cao, giá rẻ. dụng cụ giao thông cốt tử giữa các thành phố của Thái Lan đẵn là taxi đường dài. Tuktuk, sỏng thẻo (giống xe lam ở Việt Nam) khi đi phải trả giá, nên đi nhiều người chung xe để tránh lạc đường, trường hợp bị lạc thì đưa địa chỉ khách sạn mình ở để tài xế đưa về. Hàng ngày có tuyến bay từ Hà Nội, tỉnh thành Hồ Chí Minh đi Bangkok.

4. Tiền tệ (đồng Bath(B))

Mua bán ở Thái Lan bít tất phải trả bằng Bath, người bán không được nhận USD. Tờ 50, 100 USD đổi được giá cao hơn tờ 1, 2, 5, 10 USD. Ngân hàng Thái Lan không đổi tiền Thái Lan có seri năm 1995. Không nên đổi tiền tại khách sạn vì giá thấp. Khi đổi tiền nên lấy tiền lẻ để dễ dàng trong việc ăn tiêu. Nên rà kỹ tiền trước khi rời khỏi quầy.

5. Phong tục tập quán thái lan

- Lễ tết: Ngày hội lớn nhất của Thái Lan là ngày hội “té nước’’ và cũng là năm mới(theo lịch của Thái Lan) (từ ngày 12-15/4) ngoại giả còn có lễ phóng sinh (tháng 2), lễ vạn Phật (15/3).

- Phật giáo: Thái Lan được gọi là tổ quốc của đạo Phật. Hơn 700 năm qua, đạo Phật luôn đươc coi là quốc đạo ở Thái Lan. Dưới thời đại của Sukhotai, một vị vua đã xuất giá đi tu và đây cũng trở thành truyền thống lịch sử của Thái Lan . Con trai Thái Lan khi ngoài 20 tuổi phải đi tu từ 5 ngày đến 3 tháng. Kể cả quốc vương cũng không ngoại lệ. Nhà thờ đều thờ tượng Phật, trong các trường học đều có môn học Phật giáo. Các kỳ quan kiến trúc cốt yếu là đền chùa thờ Phật, các tác phẩm điêu khắc độc đáo chủ yếu là tượng Phật, Cả bốn triều đại cuả Thái Lan đều ra sức xây dựng chùa chiền... tâm can, nguyện vọng của họ đều được phản chiếu qua các công trình kiến trúc đạo và các tác phẩm điêu khắc. 
 - Tập quán: Người Thái Lan có lề thói chắp hai tay trước ngực, không cần phải bắt tay chào hỏi hoặc chào từ giã. Thường trước họ tên của mỗi người đều thêm chữ Khum để trình diễn.# sự tôn kính. Người Thái Lan rất kỵ chĩa mũi bàn chân vào người khác, xoa đầu hoặc chạm vào tay người khác đều bị coi là không có ý tốt. Người Thái cho rằng tay là cao quý, tay trái không trong lành do vậy khi tặng phẩm kỉ niệm cho người khác, người Thái Lan đều dùng tay phải để diễn đạt sự quý trọng. con gái phải nhờ con trai dâng lễ phẩm cho tăng lữ.

Hãy đến với D&T Travel để có những chuyến đi thú vị bên gia đình và người thân của mình, liên can đặt vé qua hotline: 043 212 1251 hoặc truy cập website: ductravel.com để biết thêm chi tiết.

Nguồn:Tổng hợp

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Những món ăn nổi tiếng ở Thái Lan

Đất nước xinh đẹp Thái Lan được coi như là một thiên đường du lịch, “xứ sở của những nụ cười thân thiện” ở Đông Nam Á. Nền ẩm thực ở nơi đây cũng rất phong phú, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những món ăn nổi tiếng tại đất nước chùa vàng náy.

1. Pad Thái

Một trong những món ăn nổi tiếng và phổ biến nhất của xứ sở chùa Vàng là pad Thái, hay còn có thể hiểu là bún xào. Nguyên liệu của món ăn này gồm có mì xào trộn trứng, đậu phộng, tôm khô, đậu phụ, sốt me, đậu, đôi khi có kèm với tôm hoặc mực.
Pad Thái được xem là một trong những món ăn quốc gia của Thái Lan. Những quầy hàng ở phố Khao San là điểm bán Pad Thái được nhiều khách hàng yêu thích. 

2. Gỏi đu đủ (Som Tum Thái)

Som Tum hay còn gọi là gỏi đu đủ Thái là một loại gỏi cay với nguyên liệu chính là đu đủ xanh bào sợi. Món ăn này được đánh giá là có đầy đủ các vị cơ bản của ẩm thực Thái Lan: vị chua của chanh, vị cay của ớt, vị mặn của nước mắm và vị ngọt của đường thốt nốt.
 Theo truyền thống, một đĩa gỏi đu đủ Thái điển hình sẽ bao gồm đu đủ bào sợi, đậu đũa, dưa chuột xắt lát, ớt khô Thái, rau húng quế Thái, nước cốt chanh và lạc rang, ớt, tỏi giã nhỏ... 
Tên của món ăn này có nghĩa là “món giã có vị chua” do các loại gia vị được cho vào cối giã nhuyễn trước khi đem trộn.
 
Bí quyết làm món Som Tum giòn là đu đủ sau khi gọt vỏ phải bằm bằng dao theo chiều dọc rồi mới xắt sợi. Bạn có thể thưởng thức món ăn này ở khắp các đường phố Bangkok nhưng ngon nhất phải kể đến Phaholyothin Soi 7 - một con đường luôn tấp nập các xe bán thức ăn đường phố.



3. Tom Yum

Tom Yum là tên của một loại canh chua cay của Thái đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Món ăn này được làm từ những con tôm tươi ngon nhất cùng những loại gia vị và rau thơm có vị cay nồng và chua đặc trưng rất Thái .

Để nước canh được đặc và thơm, người Thái hay thêm nước cốt dừa vào canh. Tom Yum không thể thiếu được một ít lá ngò tươi xắt nhuyễn rắc lên trên. Lá ngò vừa giúp tăng thêm hương vị thơm ngon, vừa đóng vai trò như một sự cân bằng về màu sắc để món ăn được hoàn thiện cả về hương vị lẫn hình thức. 
Người phương Tây "hâm mộ" Tom Yum bởi hương vị chua cay khó quên của nó. Canh Tom Yum ăn ngon nhất là khi còn nóng. Vị chua cay đặc trưng, mùi thơm của lá chanh và các loại gia vị khác sẽ làm bạn khó quên. 

4. Cà ri xanh đỏ

Cà ri là một món ăn rất phổ biến ở Thái Lan, trong đó nổi tiếng nhất là cà ri xanh và cà ri đỏ. Khác với cà ri Ấn Độ, cà ri Thái có vị béo và thơm nhẹ của nước cốt dừa và không quá nồng mùi quế hồi. Món này thường được nấu chung với nhiều loại rau như măng tre, cà tím, lá chanh, ớt xanh, hành tỏi, riềng cùng các loại thịt bò, gà hoặc hải sản... 
Cà ri đỏ là món ăn cực kỳ cay, thường được nấu bằng ức gà phi lê kết hợp với một ít cà ri đỏ kem, nước sốt đậu phộng nghiền và đương nhiên rất nhiều ớt. Món cà ri đỏ thường được dùng với cơm trắng. 

Nếu bạn không ăn được cay, cà ri xanh sẽ là lựa chọn phù hợp. Ớt đương nhiên là thành phần không thể thiếu nhưng đã được giảm đi rất nhiều. Ngoài nước cốt dừa, cà ri xanh còn có sự góp mặt của húng quế, rau mùi... cũng như nhiều loại rau gia vị khác.
Cà ri xanh Thái Lan có thể được nấu cùng mọi loại thịt, nhưng phổ biến nhất là thịt bò, thịt heo, gà và cá viên. Món này thường được ăn kèm với gạo hoặc với bún sợi tròn khanom chin. 


5. Lẩu Thái

Lẩu Thái là một món ăn hương vị rất ngon và rất dễ “ghiền”, được nhiều thực khách ưa chuộng. Lẩu Thái không thể thiếu vị cay của ớt tươi, vị thơm của lá chanh, gừng tươi và một chút vị ngọt của đường. Nguyên liệu chính của lẩu Thái là hải sản như cua biển, mực tươi, sò điệp, tôm sú, cá chẻm, nấm rơm, cà chua, ớt tươi, ngò, tỏi, hành, lá chanh, sả... 
Nước lẩu Thái là sự kết hợp của nhiều hương vị bao gồm vị chua đặc trưng, vị ngọt từ nước hầm, một chút cay của gừng, ớt, vị nồng của tiêu, vị ngọt của đường. Một nồi lẩu Thái được chế biến rất công phu và trình bày đẹp mắt.
 


6. Xôi xoài


Đây là một trong những món ăn đường phố rất nổi tiếng ở Thái Lan. Người dân xứ chùa Vàng ăn xôi xoài như một món tráng miệng. Vị chua nhẹ của xoài sẽ giúp trung hòa vị ngọt và béo của nước cốt dừa, tạo nên hương vị khó quên cho món ăn này.

Muốn có một đĩa xôi ngon, người nấu phải trải qua rất nhiều bước kì công. Gạo nấu xôi phải là loại nếp ngon, đều hạt, ngâm qua đêm cho mềm trước khi nấu. Bí quyết để xôi dẻo và thơm là bạn khi xôi chín nửa chừng, bạn trộn thêm nước cốt dừa và đường rồi đem hấp trở lại. Sau khi xôi chín, người bán xới xôi ra đĩa dàn mỏng, bày cả má xoài đã được cắt nhỏ lên trên, sau cùng chan nước cốt dừa và rắc thêm ít vừng rang vàng.
 
Từng miếng xoài ngọt lịm, ăn kèm với xôi trắng béo ngậy mùi nước cốt dừa và vị thơm của vừng rang cho bạn một món tráng miệng kiểu Thái rất ngon. Món xôi xoài thường được bán ở trên các xe tuk tuk và có mặt ở hầu khắp các đường phố Bangkok. 


7. Dừa nướng

Bạn có thể dễ dàng mua món ăn vặt này ở hầu hết các nẻo đường của Thái Lan. Cách chế biến của món này rất đơn giản: dừa nguyên trái được người Thái đem nướng trên bếp lửa.

Quá trình nướng đã khiến nước dừa trở nên ngọt đậm đà và rất thơm. Tuy nhiên phần cùi dừa bị chuyển sang thành màu tím nhạt và mềm nên ăn không ngon như dừa tươi. Giá cho một trái dừa nướng kiều này là khoảng 1 USD (khoảng 21.000 đồng). Ở Thái cũng có loại dừa tươi chưa nướng, còn nguyên vỏ xơ và có giá rẻ hơn, tuy nhiên loại này không được mấy ưa chuộng. 

8. Bánh dừa (Khanom krok)
Đây là một món ăn đường phố bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên các xe đẩy ở các con hẻm hay chợ trời Thái Lan. Món ăn này được làm từ bột mì và sữa dừa trộn theo một tỉ lệ nhất định rồi đem nướng trên than củi. 


 Khi chín, người ta sẽ rắc lên trên bánh một chút hẹ tây cho thêm phần bắt mắt cũng như tăng độ thơm và làm giảm độ ngọt béo của nước cốt dừa. Món ăn này tuy ngọt nhưng không hề ngán.

Bánh dừa là một trong những món ăn đường phố mà bạn không nên bỏ qua khi du lịch Thái Lan 


9. Chuối chiên

Chuối chiên cũng là một món quà vặt khá phổ biến của ẩm thực Thái Lan. Chuối dùng để làm bánh là loại chuối Thái được bào mỏng và nhúng vào hỗn hợp gồm sữa dừa, bột mì, đường, muối, dừa khô và đem chiên vàng rộm. 
Món chuối chiên được phủ lớp nước cốt dừa trắng beo béo ngòn ngọt, khi ăn thơm dẻo lại có cả mùi vừng rang thơm phức đã hớp hồn biết bao du khách. 

Hãy đến và thưởng thức những món ăn tại đất nước Thái Lan, các bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị. Chúc các bạn có những kỳ nghỉ vui vẻ.

Nguồn: Tổng hợp